Tác động của An toàn năng lượng trong kỷ nguyên 4.0

An ninh năng lượng là vấn đề bức thiết đang được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam bởi những tác động trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì thế, việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn năng lượng luôn được chú trọng, kể cả khi chưa xảy ra khủng hoảng nguồn năng lượng.

1. Tình hình an ninh năng lượng của Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong vùng có tiềm năng năng lượng, với nguồn cung cấp dầu lớn, khai thác tương đối ổn định. Tuy nhiên, hàng năm vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn xăng và dầu hỏa.

Theo tính toán của các chuyên gia về năng lượng, với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,1 – 7,2%/năm (từ năm 2001 đến 2020). Nhu cầu điện 201 tỷ kWh (năm 2020) sẽ lên tới 327 tỷ kWh (năm 2030). Trong khi đó, huy động cả nước sản xuất năng lượng nội địa tối đa tương ứng cũng chỉ được 165 tỷ kWh và 208 tỷ kWh.

Đến năm 2020 theo phương án cơ sở, trong nước thiếu tới 36 tỷ kWh và đến năm 2030 thiếu gần 119 tỷ kWh. Xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện sẽ ngày càng gay gắt hơn và tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau.

Xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện sẽ ngày càng gay gắt hơn

2. Tầm quan trọng của an ninh năng lượng

Việt Nam là nước có mức sử dụng năng lượng tương đối thấp, tuy nhiên trong quá trình sản xuất năng lượng và sử dụng năng lượng đều có tổn thất năng lượng cao, hiệu quả sử dụng thấp, lãng phí năng lượng còn nhiều.

Với tầm vóc của một quốc gia tầm trung có mức thu nhập trung bình và tốc độ tăng trưởng GDP nhiều năm liền thuộc nhóm nhanh nhất thế giới (7,02% năm 2019), việc bảo đảm vững chắc, lâu dài an ninh năng lượng quốc gia mang tầm quan trọng chiến lược hàng đầu đối với phát triển kinh tế – xã hội (trước mắt cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030), công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Bên cạnh đó, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia một cách bền vững còn là yêu cầu sống còn trong công tác quốc phòng, an ninh và ngoại giao đối với một quốc gia giữa bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Vai trò của lưu trữ năng lượng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bên cạnh việc đa dạng nguồn nguyên liệu từ truyền thống như than, dầu khí đến các nguồn năng lượng mới như gió, mặt trời… còn cần phải tập trung vào các biện pháp tự chủ năng lượng, hạn chế sự phụ thuộc bên ngoài. Nhất là trong bối cảnh nguồn nguyên liệu truyền thống dần cạn kiệt còn các nguồn năng lượng tái tạo chưa thực sự ổn định. Trong phạm vi toàn cầu, sự cố mất điện đã gây thiệt hại nhiều tỷ USD hằng năm.

Vì vậy, một hệ thống điện năng linh hoạt, đảm bảo duy trì hoạt động 24/7 là rất cần thiết. Hiện nay, lưu trữ năng lượng là giải pháp hiệu quả nhất. Theo đó, giải pháp lưu trữ năng lượng sẽ giúp cân bằng cung cầu điện năng tốt hơn, giảm áp lực cho lưới điện quốc gia; đồng thời gián tiếp cắt giảm lượng khí thải nhà kính bởi công nghệ tích trữ năng lượng sẽ tối ưu hóa hiệu suất của các hệ thống năng lượng và tạo thuận lợi để tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo.

Như vậy, việc tìm kiếm sản phẩm và giải pháp lưu trữ năng lượng phù hợp hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Hiện nay, DAT đại diện INVT đưa sản phẩm bộ lưu trữ UPS INVT vào thị trường Việt Nam thông qua các kênh phân phối. Với khả năng cung cấp nguồn điện liên tục cho các thiết bị, dãy công suất đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cùng dịch vụ bảo hành chính hãng, UPS của INVT là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay trong công cuộc đảm bảo an ninh năng lượng.

UPS INVT

Đội ngũ kỹ sư hơn 14 năm kinh nghiệm của DAT sẽ nghiên cứu các giải pháp và sản phẩm giúp gia tăng sự hiệu quả cho khách hàng. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ hotline 1800 6567 (miễn cước gọi), bộ phận tư vấn của DAT sẽ giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc của khách hàng.